K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:  “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

 “ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

                                                                                   ( Ngữ văn 7, tập 1)

Câu 1 : Đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai ? Nêu hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản chứa đoạn văn trên ?

Câu 2 : Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?              

Câu 3 : Chỉ ra đại từ, quan hệ từ trong đoạn văn trên ?                              

Câu 4 : Nêu tên các văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 7 – kì I có cùng thể loại với văn bản chứa đoạn văn trên (kèm theo tên tác giả) ?                                                                          

Câu 5 : Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên là gì ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy ? 

                                      GIÚP MÌNH VỚI Ạ!!!

1
30 tháng 12 2021

Câu 1: Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

* Vũ Bằng (1913-1984), sinh ra tại Hà Nội

- Ông là nhà văn và nhà báo đã sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí

-*Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống ở vùng kiểm soát của Mĩ – Ngụy, xa cách quê hương đất Bắc. Nhà văn đã gửi gắm vào trong trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất

- Bài văn được trích từ thiên tùy bút “Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”

Câu 2: Phần trích được viết theo phương thức biểu cảm

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật: điệp ngữ; các từ, ngữ: mùa xuân, có, mùa xuân của Hà Nội, Bắc Việt. - Tác dụng: điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.

 

 

 

31 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn nhìu!!!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.   Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

   "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

   Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột."

Câu 1: Cho biết đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn

Câu 3: Tìm từ láy có trong đoạn văn

Câu 4: Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với mùa xuân Hà Nội

1
11 tháng 1 2022

Câu 5: Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng

5 tháng 5 2020

1. Đối tượng miêu tả: mưa xuân.

Trình tự miêu tả: trình tự thời gian

2. Biện pháp nhân hóa cho thấy mưa có những đặc điểm hình dáng, tính cách như con người.

3.Mưa xuân mang đến những sức sống mới cho cuộc sống.

26 tháng 2 2022

a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.

c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Mưa mùa xuân xôn xao ,phơi phới nhũng hạt mưa,bé nhỏ,mền mại rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất(...).mặt đát bỗng kiệt súc,bỗng thúc dậy âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp trong lành.đát trời lại dịu mềm ,lại cần mẫm tiếp nhựa cho cây cỏ.mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ,ứ đầy lên các nhánh lá mần non.vỏ cây lại trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái nghọt"

1 đoạn trích trên sử dụng ptbđ nào?hãy chỉ ra biện pháp tu từ chính có trong đoạn văn?

2nêu tác dụng của việc sử dụng biên pháp tu từ đó trong đoạn văn?

3nêu nội dung đoạn trích?từ nội dung đoạn trích hãy liên hệ đén 1 triết lí trong cuộc sống con người?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1.

* Đoạn trích sử dụng PTBĐ: Miêu tả.

* BPTT được sử dụng:

- So sánh: mưa xuân như nhảy nhót

- Nhân hóa: Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới, Mặt đất kiệt sức, âu yếm hạt mưa, cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Vỏ cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

2. Tác dụng:

- Việc sử dụng phép nhân hóa, so sánh khiến cho sự vật được miêu tả trở nên sinh động, khiến cách diễn đạt được uyển chuyển hơn. Hơn nữa, các sự vật vốn vô tri cũng được gán cho những tính cách và suy nghĩ, cách sống của con người nhằm gửi gắm thông điệp: thế giới cây và thế giới người nên sống ân nghĩa, thủy chung, biết đền đáp.

3. Nội dung đoạn trích: Thông qua việc miêu tả làn mưa xuân đem đến sự sống tươi mới cho vạn vật, đoạn trích còn gửi gắm bài học về lối sống ân nghĩa thủy chung. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 1:

- Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt là: Tự sự và miêu tả.

Câu 2:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là So sánh.

Câu 3:

Sự vật được so sánh trong đoạn trích trên là:

+Những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng 

+ Lá bàng mới nảy  trông như ngọn lửa xanh.

+ Những lá bàng mùa đông  đỏ như đồng hun.

Câu 4:

Tính từ được sử dụng trong đoạn trích trên là:

+ xanh

+ thật dày

+ màu ngọc bích

+ màu vàng đục

+ đỏ

K cho mik nhé!

Chúc bn luôn hok giỏi!^^